https://2img.net/u/2914/27/63/32/album/snapsh14.jpg>
 Cách đặt tên con theo nghĩa Hán Việt Left12 Cách đặt tên con theo nghĩa Hán Việt Right10-1

Thông báo từ diễn đàn: Chào mừng các bạn đến với Forum xom tro 50 Pham Nhu Xuong. Các member cùng nhau Post những gì ma mình Sưu Tầm hoặc tự tìm hiểu lên cho anh em cùng xem. Cùng đưa Forum lên 1 đỉnh cao mới. cảm ơn. ^^
Cách đặt tên con theo nghĩa Hán Việt
Xóm trọ 50 Phạm Như Xương
DIEN DAN XOM TRO 50 PHAM NHU XUONG
Xóm trọ 50 Phạm Như Xương
DIEN DAN XOM TRO 50 PHAM NHU XUONG


 
Trang ChínhCổng thông tinGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng NhậpNghe nhạc24h.com

Share | 
 

  Cách đặt tên con theo nghĩa Hán Việt

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
ve_con
Khách viếng thăm



 Cách đặt tên con theo nghĩa Hán Việt Empty
Bài gửiTiêu đề: Cách đặt tên con theo nghĩa Hán Việt    Cách đặt tên con theo nghĩa Hán Việt Icon_minitimeWed Jul 20, 2011 10:24 am

Hầu hết tên gọi hiện nay đều được đặt theo nghĩa Hán Việt, tuy
nhiên không ít các bậc cha mẹ lại không hiểu hết nghĩa của tên con
mình
.





Về yếu tố giới tính trong tên gọi

Ngày xưa, khi đặt tên con, các cụ thường đệm Văn cho con trai và Thị
cho con gái giúp người khác phân biệt được giới tính của con người ngay
trong cái tên gọi. Đây là một quan niệm từ thời phong kiến, rằng con
trai lo việc văn chương đèn sách, con gái thì đảm đang việc chợ búa,
nội trợ.
Ngày nay, các tên đệm như "Văn" dành cho nam và "Thị" dành cho nữ ngày
càng ít dùng bởi có thể họ chưa hiểu hết ỹ nghĩa của những tên đệm đó.
Mặt khác, ngày nay đã hình thành nhiều xu hướng đặt tên con mới nghe
rất hay và lạ. Tuy nhiên, tùy theo quan điểm của mỗi người mà chọn tên
khác nhau cho con. Miễn sao đừng ngược giới tính khiến trẻ sau này phải
chịu nhiều phiền hà, rắc rối.
Những cái tên thời nay đã thể hiện rõ nét tính phóng khoáng trong cách
đặt tên. Nhìn lại sự biến động của tên gọi người Việt từ trước đến nay,
chúng ta nhận thấy một số cách đặt tên cũ gần như đã mất đi, thí dụ như
cách đặt tên bằng những từ có âm thanh xa lạ, cách đặt tên bằng những
từ chỉ các bộ phận cơ thể hay hoạt động sinh lý của con người, cách đặt
tên bằng những từ chỉ dụng cụ sinh hoạt sản xuất hoặc các động vật...
Duy chỉ có cách đặt tên vẫn còn duy trì được là đặt tên bằng từ Hán
Việt có ý nghĩa tốt đẹp.
Những cách đặt tên theo Hán Việt thường gặp
Theo các bộ chữ:
Những gia đình theo Hán học thường đặt tên theo các bộ chữ Hán. Tức là
tên các thành viên trong gia đình đều có chung một bộ chữ.
Ví dụ:
- Bộ Thuỷ trong các tên: Giang, Hà, Hải, Khê, Trạch, Nhuận…
- Bộ Thảo trong các tên: Cúc, Lan, Huệ, Hoa, Nhị…
- Bộ Mộc trong các tên: Tùng, Bách, Đào, Lâm, Sâm…
- Bộ Kim trong các tên: Kính, Tích, Khanh, Chung, Điếu…
- Bộ Hoả trong các tên: Thước, Lô, Huân, Hoán, Luyện, Noãn…
- Bộ Thạch trong các tên: Châm, Nghiễn, Nham, Bích, Kiệt, Thạc…
- Bộ Ngọc trong các tên: Trân, Châu, Anh, Lạc, Lý, Nhị, Chân, Côn…
Nói chung, các bộ chữ có ý nghĩa tốt đẹp, giàu sang, hương thơm như
Kim, Ngọc, Thảo, Thuỷ, Mộc, Thạch…đều thường được chuộng để đặt tên.
Bằng hai từ Hán Việt có cùng tên đệm:
Ví dụ: Kim Khánh, Kim Thoa, Kim Hoàng, Kim Quang, Kim Cúc, Kim Ngân.
Hoặc hai từ Hán Việt có cùng tên, khác tên đệm:
Ví dụ: Nguyễn Xuân Tú Huyên, Nguyễn Xuân Bích Huyên.
Theo các thành ngữ mà tên cha là chữ đầu:
Ví dụ: Tên cha: Trâm
Tên các con: Anh, Thế, Phiệt
Tên cha: Đài
Tên các con: Các, Phong, Lưu.
Tên cha: Kim
Tên các con: Ngọc, Mãn, Đường.
Theo ý chí, tính tình riêng:
Ví dụ:
- Phạm Sư Mạnh: thể hiện ý chí ham học theo Mạnh Tử.
- Ngô Ái Liên: thể hiện tính thích hoa sen, lấy ý từ bài cổ văn : “Ái liên thuyết”.
- Trần Thiện Đạo: thể hiện tính hâm mộ về đạo hành thiện, làm việc lành.
Triết tự những cái tên
Mạnh, Trọng, Quý: chỉ thứ tự ba tháng trong một mùa. Mạnh là
tháng đầu, Trọng là tháng giữa, Quý là tháng cuối. Vì thế Mạnh, Trọng,
Quý được bố dùng để đặt tên cho ba anh em. Khi nghe bố mẹ gọi tên,
khách đến chơi nhà có thể phân biệt được đâu là cậu cả , cậu hai, cậu
út.
Có thể dùng làm tên đệm phân biệt được thứ bậc anh em họ tộc (Mạnh – Trọng – Quý):
Ví dụ: Nguyễn Mạnh Trung
Nguyễn Trọng Minh
Nguyễn Quý Tấn
Vân: tên Vân thường gợi cảm giác nhẹ nhàng như đám mây trắng
bồng bềnh trên trời. Trong một số tác phẩm văn học thường dùng là Vân
khói – lấy Vân để hình dung ra một mỹ cảnh thiên nhiên nào đó: Vân Du
(rong chơi trong mây, con của mẹ sau này sẽ có cuộc sống thảnh thơi,
nhàn hạ),...
Anh: Những cái tên có yếu tố anh thường thể hiện sự thông minh,
tinh anh: Thùy Anh (thùy mị, thông minh), Tú Anh (con sẽ xinh đẹp, tinh
anh), Trung Anh (con trai mẹ là người thông minh, trung thực),...
Băng: Lệ Băng (một khối băng đẹp), Tuyết Băng (băng giá như tuyết), Hạ Băng (tuyết giữa mùa hè),...
Châu: Bảo Châu (viên ngọc quý), Minh Châu (viên ngọc sáng),...
Chi: Linh Chi (thảo dược quý hiếm), Liên Chi (cành sen), Mai Chi
(cành mai), Quỳnh Chi (nhánh hoa quỳnh), Lan Chi (nhánh hoa lan, hoa
lau),...
Nhi: Thảo Nhi (người con hiếu thảo), Tuệ Nhi (cô gái thông tuệ),
Hiền Nhi (con ngoan của gia đình), Phượng Nhi (con chim phượng nhỏ),
Yên Nhi (làn khói nhỏ mỏng manh), Gia Nhi (bé ngoan của gia đình),...
Về Đầu Trang Go down
 

Cách đặt tên con theo nghĩa Hán Việt

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Y nghia ban be
» CACH DUA BAI LEN DIEN DAN
» CÁCH LÀM VIỆC HIỆU QUẢ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Xóm trọ 50 Phạm Như Xương :: VĂN HÓA-
[ZzDarkzZ] Nếu thấy diễn đàn bổ ích thì hãy giới thiệu cho bạn bè nữa nhé ! Và hãy click vào đây đăng ký thành viên để được hưởng đầy đủ quyền lợi ^^. Ủng hộ mình nhé.Thanks
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất