https://2img.net/u/2914/27/63/32/album/snapsh14.jpg>
KIẾN  THỨC PHỔ THÔNG! Left12KIẾN  THỨC PHỔ THÔNG! Right10-1

Thông báo từ diễn đàn: Chào mừng các bạn đến với Forum xom tro 50 Pham Nhu Xuong. Các member cùng nhau Post những gì ma mình Sưu Tầm hoặc tự tìm hiểu lên cho anh em cùng xem. Cùng đưa Forum lên 1 đỉnh cao mới. cảm ơn. ^^
KIẾN THỨC PHỔ THÔNG!
Xóm trọ 50 Phạm Như Xương
DIEN DAN XOM TRO 50 PHAM NHU XUONG
Xóm trọ 50 Phạm Như Xương
DIEN DAN XOM TRO 50 PHAM NHU XUONG


 
Trang ChínhCổng thông tinGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng NhậpNghe nhạc24h.com

Share | 
 

 KIẾN THỨC PHỔ THÔNG!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
haiphongdc
THẦN DÂN
THẦN DÂN


Tổng số bài gửi : 15
Points : 69957
Reputation : 0
Join date : 15/08/2011

KIẾN  THỨC PHỔ THÔNG! Empty
Bài gửiTiêu đề: KIẾN THỨC PHỔ THÔNG!   KIẾN  THỨC PHỔ THÔNG! Icon_minitimeTue Aug 16, 2011 8:27 pm

CON HEO!!! affraid affraid
Thế giới có bao nhiêu dân tộc?
Trung Quốc có 56 dân tộc. Có người cho rằng Trung Quốc có thể là quốc gia có nhiều dân tộc nhất thế giới, kỳ thực không phải như thế. Ở châu Á, nếu tính các quốc gia có hơn 50 dân tộc thì còn có Ấn Độ, Philippin, Indonesia. Nghe nói Indonesia có 150 dân tộc. Quốc gia có nhiều dân tộc nhất thế giới là Nijenia, có tới 250 dân tộc lớn nhỏ với hơn 80 triệu người, chiếm 1/8 tổng số dân tộc trên thế giới.
Nói tóm lại trên thế giới có bao nhiêu dân tộc? Theo những thống kê chưa đầy đủ, con số chừng 2000.
Số lượng nhân khẩu của các dân tộc trên thế giới khác nhau rất xa. Dân tộc lớn nhất lên tới nghìn triệu, dân tộc nhỏ nhất chỉ có vài chục người. Bảy dân tộc có tổng số nhân khẩu lên tới quá 100 triệu người là người Hán, người Inđuxtan, người Mỹ người Bănggan, người Nga, người Nhật, người Braxin, 60 dân tộc có nhân khẩu từ 10 triệu, 92 dân tộc có nhân khẩu từ mười vạn đến một triệu. Nhân khẩu các dân tộc khác không có đủ mười vạn.
Tổng số các dân tộc ở châu Á là trên một nghìn, đại khái chiếm nửa tổng dân số trên thế giới, châu Á là đại lục có nhiều dân tộc nhất trên thế giới, châu Âu ước tính có 170 dân

tộc, khoảng 20 quốc gia cơ bản chỉ có một dân tộc.
Hội chữ thập đỏ là một tổ chức như thế nào? rendeer
Hội chữ thập đỏ là tổ chức cứu trợ tình nguyện quốc tế. Người sáng lập của nó là ông Henri Dunant người Thuỵ Sỹ trong thời kỳ chiến tranh thế giới II.
Năm 1859, Italia và Pháp liên kết phát động chiến tranh chống Áo. Quân ba nước chiến đấu hết sức ác liệt ở vùng Xonphenrino. Trận đấu chỉ kéo dài 15 giờ, nhưng số người chết và bị thương lên tới hai mươi tư vạn người. Ông Henri Dunant nhìn nhiều người chết không được chôn cất, người bị thương không được cứu giúp rất đau lòng. Vì thế ông đã bàn với Giáo hội tổ chức một đội tình nguyện nhận trách nhiệm chăm nom những người bị thương. Sau khi chiến tranh kết thúc, tại Giơnevơ, ông Henri Dunant đã kêu gọi các nước trên thế giới thành lập một đội cứu trợ tình nguyện. Lời kêu gọi đó được nguyên thủ các nước lớn ủng hộ nhiệt tình.
Ngày 22 tháng 8 năm 1864, tại Giơnevơ, đã triệu tập một hội nghị quốc tế, chính thức ký kết công ước về Hội chữ thập đỏ quốc tế. Ngày đó trở thành ngày khai sinh Hội chữ thập đỏ quốc tế. Để tỏ lòng tôn trọng đối với nước chủ nhà Thuỵ Sỹ và cá nhân ông Henri Dunant, đại biểu hội nghị đã nhất trí lấy quốc kỳ Thuỵ Sỹ làm biểu tượng của hội, đổi màu nền thành trắng, ở giữa có một chữ thập đỏ. Màu đỏ biểu thị việc phục vụ các nạn nhân bị đổ máu, còn màu trắng biểu thị sự bình an.
Hội chữ thập đỏ quốc tế do ông Dunant sáng lập đến nay đã có hơn 130 năm lịch sử. Nhiệm vụ của hội đã từ công tác ban đầu là cứu giúp trong thời chiến tranh, phát triển lên và gồm cả việc cứu tế thiên tai trong thời bình, cứu tế xã hội, phúc lợi xã hội, truyền máu cấp cứu và hộ lý. Hiện nay trên thế giới đã có hơn 120 quốc gia thành lập Hội chữ thập đỏ quốc tế. Riêng các nước theo đạo Hồi lấy vầng trăng lưỡi liềm màu đỏ thay cho chữ thập đỏ.
“Chiến tranh lạnh” là gì? Rolling Eyes
Sau khi Chiến tranh thế giới II kết thúc, trong tình hình chính trị thế giới đã xảy ra một sự thay đổi rất lớn: phe tư bản chủ nghĩa phương Tây do các nước Mỹ, Anh, Pháp đứng đầu và phe xã hội chủ nghĩa phương Đông do Liên Xô cũ đứng đầu, vì có niềm tin chính trị khác nhau, cho nên có thái độ thù địch với nhau. Nhưng sức mạnh quân sự của cả hai bên đều hết sức to lớn. Với vài triệu quân và vài ngàn đầu đạn hạt nhân, nếu đem sức mạnh quân sự này ra sử dụng thì bên nào cũng có thể tiêu diệt được đối phương đến vài lần, vì thế chẳng có ai dám sử dụng sức mạnh quân sự để phát động chiến tranh. Tuy nhiên bên nào cũng muốn làm cho đối phương bị suy yếu, đi tới tan vỡ, cho nên tất cả các thủ đoạn bên ngoài phạm vi quân sự đều được sử dụng.
Các thủ đoạn này bao gồm: phong toả kinh tế, không để cho các tài liệu kinh tế quan trọng lọt vào tay đối phương, cản trở sự phát triển kinh tế của đối phương; tấn công về chính trị, vận dụng mọi công cụ để tuyên truyền để tấn công vào các điểm yếu của đối phương, đánh vào lòng dân của đối phương; phá hoại, lật đổ, đào tạo gián điệp tiến hành các hoạt động phá hoại; chạy đua trang bị quân sự, không ngừng tăng cường các hoạt động quân sự, ra sức phát triển các vũ khí mũi nhọn, luôn luôn muốn làm cho sức mạnh quân sự của mình hơn được đối phương.
Tuy cả hai phe đều chưa trực tiếp nổ súng, nhưng thật ra cả hai phe đều đang nằm trong một trạng thái chiến tranh, chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Thượng nghị sỹ Mỹ Becna Baluc đã mệnh danh trạng thái này là chiến tranh lạnh, để phân biệt với chiến tranh nóng trong đó có dùng pháo thật và đạn thật.
Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Liên Xô cũ tan rã, do đó các nước Đông Âu trải qua những biến động to lớn, cái gọi là phe phương Đông không còn tồn tại nữa. Từ đấy trở đi chiến tranh lạnh cũng đã kết thúc.
Tại sao vĩ tuyến 38 trở thành đường phân giới giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc? Sleep
Cuối thế kỷ XIX, Nhật Bản đem quân xâm lược chiếm Triều Tiên. Năm 1910, Nhật Bản cưỡng bức Triều Tiên ký “Điều ước Hàn - Nhật”, quy định toàn bộ chủ quyền của Triều Tiên vĩnh viễn bị chuyển nhượng cho Nhật Bản. Từ đấy Triều Tiên biến thành thuộc địa của Nhật Bản.
Sau khi chiến tranh thế giới II bùng nổ, Nhật Bản ký kết liên minh với phát xít Đức và Italia, đồng thời gây ra cuộc chiến tranh ở châu Á và Thái Bình Dương tháng 11 năm 1943, những người đứng đầu các nước Trung Quốc, Mỹ, Anh tuyên bố Cairô rằng sẽ đuổi Nhật Bản ra khỏi tất cả các vùng đát mà nước này xâm chiếm, trong đó có việc làm cho Triều Tiên được độc lập tự do.
Do sự cố gắng chung của các lực lượng chống phát xít ở tất cả các nước, tháng 8 năm 1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Căn cứ vào hiệp định đã ký kết, quân đội Mỹ và quân đội Liên Xô cũ cùng tiếp thu sự đầu hàng của quân đội Nhật Bản ở Triều Tiên. Còn về khu vực tiếp thu sự đầu hàng thì hồi bấy giờ đã quyết định lấy vĩ tuyến 38 độ Bắc làm đường phân giới: quân đội Nhật Bản ở phía Nam vĩ tuyến này sẽ đầu hàng quân đội Mỹ, còn quân đội Nhật Bản ở phía Bắc thì sẽ đầu hàng quân đội của Liên Xô cũ.
Hồi bấy giờ việc xác định vĩ tuyến 38 độ Bắc làm đường phân giới không có ý nghĩa chính trị hay quân sự gì cả, chẳng qua chỉ vì vĩ tuyến này nằm ở trung bộ nước Triều Tiên, làm cho hai khu vực tiếp thu lại đầu hàng của quân đội Nhật Bản đại khái bằng nhau mà thôi. Ngoài ra căn cứ vào hiệp nghị thì sau khi tiếp thu đầu hàng, Mỹ và Liên Xô phải tổ chức một Uỷ ban Liên hợp giúp cho Triều Tiên thành lập một chính phủ lâm thời, nhưng vì giữa hai nước Mỹ và Liên Xô vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề quan trọng chưa nhất trí, cho nên đến năm 1948 vẫn chưa thành lập được chính phủ lâm thời của Triều Tiên.
Tháng 8 năm 1948, tại miền Nam Triều Tiên thành lập nước Dân quốc Đại Hàn. Tháng 9 năm ấy, ở miền Bắc Triều Tiên thành lập nước Cộng hoà dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Vì đây là hai chính phủ có tính chất không giống nhau cho nên khó cử hành được cuộc phổ thông đầu phiếu toàn dân tộc.
Tháng 6 năm 1950, cuộc nội chiến ở Triều Tiên bùng nổ, quân Liên hiệp quốc do Mỹ đứng đầu, đem ngọn chiến tranh đốt lên bờ sông áp Lục. Quân Chí nguyện nhân dân Trung Quốc và Quân đội nhân dân Triều Tiên cùng đánh cho bè lũ xâm lược phải lui về vĩ tuyến 38.
Đến năm 1953, trên vĩ tuyền 38 đã ký kết hiệp định đình chiến và ở hai bên vĩ tuyến 38 lập nên khu phi quân sự rộng 2 km. Thật không ai có thể ngờ rằng đường phân giới tiếp thu sự đầu hàng năm đó của quân đội Nhật Bản lại có thể trở thành giới tuyến chia cắt lâu dài Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên.
Người Ixraen có phải là người Do Thái không?
Nhắc đến Ixraen, người ta thường nghĩ đến người Do Thái hoặc các mâu thuẫn và xung đột giữa người Do Thái và người Ả Rập. Xu thế chung thường thống nhất với người Ixraen với người Do Thái. Điều này hoàn toàn không đúng.
Ixraen vốn là một nước Tây Á. Cũng như tất cả các quốc gia khác trên thế giới, những người đến tụ tập sinh sống trên lãnh thổ Ixraen không thuộc về một dân tộc hay chủng tộc nào đó. Ixraen có khoảng 80% người Do Thái và chừng 20% người Ả Rập.
Có lẽ bạn sẽ hỏi tại sao người Ixraen và người Ả Rập thường đánh nhau mà nước Ixraen lại có những người quốc dân là người Ả Rập?
Sở dĩ như vậy là vì Ixraen nằm trên vùng đất Palextin thuộc bán đảo Ả Rập. Trước công nguyên nơi này đã từng là vương quốc của người Do Thái, nhưng bắt đầu từ thế kỷ XVII sau Công nguyên, lại trở thành một bộ phận của đế quốc Ả Rập. Người Ả Rập tràn sang và đã đời đời kiếp kiếp sống trên vùng đất này. Tháng năm năm 1948, người Do Thái quay về và thành lập nhà nước Ixraen. Người Do Thái đã thành lập quốc gia trên vùng đất cư trú của người Ả Rập, vì thế không thể không giữ lại một bộ phận người Ả Rập.
Lịch sử đã dạy cho chúng ta biết rằng các cuộc chiến tranh từ xưa đến nay đều là thủ đoạn tranh quyền đoạt vị giữa các tập đoàn thống trị, vì thế hoàn toàn không thể nói rằng người Do Thái và người Ả Rập không thể tiếp cận được với nhau.
Tại sao bọn Quốc xã muốn tiêu diệt dân tộc Do Thái? lol!
Trong cuộc chiến tranh thế giới II, Đức Quốc xã âm mưu thống trị toàn thế giới, một mặt sử dụng vũ lực, một mặt tuyên truyền chủ nghĩa chủng tộc, tức là học thuyết về dân tộc siêu đẳng. Chúng cho rằng dân tộc German dòng dõi chính thống của người Arian thượng đẳng, còn người Do Thái là chủng tộc hạ đẳng nhất. Do đó Đức Quốc xã coi việc tiêu diệt người Do Thái là một mục tiêu chủ yếu.
Tại sao người Do Thái lại bị coi là chủng tộc hạ đẳng nhất? Trên phương diện lịch sử người Do Thái cũng như tất cả các dân tộc khác, có nền văn hoá rực rỡ và lâu đời. Những năm 63 trước Công nguyên, người Do Thái xâm lược. Từ đó phần lớn người Do Thái bị xua đuổi, phải sống lưu lạc khắp nơi trên thế giới.
Người Do Thái có mặt đông nhất ở châu Âu. Nơi đây họ bị coi là những kẻ vô gia cư, lang bạt và bị khinh rẻ.
Khi sống lang bạt khắp nơi như vậy, người Do Thái phần nhiều vẫn giữ được bản sắc dân tộc cả về tín ngưỡng tôn giáo lẫn ngôn ngữ và phong tục tập quán.
Giai đoạn Trung thế kỷ, người Do Thái sống tại các quốc gia Thiên Chúa giáo bị coi là dân dị giáo, phải chịu nhiều sự bức hại rất tàn khốc
Sang thời kỳ cận đại, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự phát triển của chủ nghĩa Tư bản, trong dân tộc Do Thái đã xuất hiện những nhân vật kiệt xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, công thương và văn hoá. Vì thế nên mức độ nhất định, họ đã cải thiện được hoàn cảnh sống của mình. Với bọn Quốc xã theo thuyết chủng tộc thượng đẳng thì điều này là không thể chấp nhận được. Theo chúng, dân tộc Do Thái vĩnh viễn là lũ người hạ đẳng. Những năm 30 của thế kỷ XX, cùng với sự bành trướng của chủ nghĩa đế quốc, việc người Do Thái bị bức hại đã đạt tới mức khủng khiếp. Thật ra cách nói của bọn Quốc xã về cái gọi là dân tộc thượng đẳng chỉ là cái cớ hết sức hoang đường nặn ra để nhằm tiêu diệt người Do Thái mà thôi.
Người ta đã bắt đầu dùng vết ngón tay để phá án từ bao giờ?
Mùa hè năm 1892, tại một thị trấn nhỏ tên là Naykhơchia ở Ackhanghen đã xảy ra một vụ giết người cực kỳ tàn ác. Một người đàn bà không có chồng tên là Phranxixca đến báo cảnh sát rằng hai đứa con của chị ta, đứa trai sáu tuổi và đứa gái bốn tuổi, đã bị kẻ nào đó dùng đá đập vỡ đầu chết trong nhà.
Theo lời khai của Phranxixca, có một người đàn ông trong thị trấn tên là Velaxke có lần đã hỏi cưới chị nhưng bị chị cự tuyệt. Người đàn ông này đã doạ giết hai đứa con của chị. Vào hôm xảy ra án mạng, khi đi về nhà Phranxixca thấy Velaxke đang vội vã đi từ trong nhà mình ra.
Velaxke lập tức bị cảnh sát bắt giữ. Nhưng anh ta dứt khoát không thừa nhận đã phạm tội và còn có bằng chứng đáng tin cậy xác nhận rằng lúc sự việc xảy ra đã không có mặt ở hiện trường.
Viên cảnh sát trưởng đồn Lapulatha tên là Acphalayx cùng một cảnh sát viên khác tên là Aochitixi xem xét lại hiện trường. Họ kiểm tra căn phòng xảy ra án mạng, nhưng không tìm thấy một đầu mối nào cả. Chính lúc hai người thất vọng định ra về thì cảnh sát trưởng nhìn trong dải ánh nắng chiếu trên khung cửa phòng có vết máu màu nâu in hình một ngón tay.
Khi đó Acphalayx và Aochitixi đang cùng tìm hiểu sự khác nhau của các vết ngón tay của người. Họ cưa lấy miếng gỗ in dấu ngón tay bằng máu mang về. Qua nghiên cứu, họ phát hiện thấy đây là một vết ngón tay của con người. Cảnh sát trưởng đã lấy vết ngón tay của nghi phạm là Velaxke để so sánh, nhưng không đúng. Sau đó, ông ta lại gọi Phranxixca để kiểm tra, thì xảy ra một điều hết sức không ngờ là vết ngón tay của Phranxixca lại hoàn toàn khớp với vết ngón tay tìm thấy ở vết máu đọng trên khung cửa.
Phranxixca hết sức hoảng sợ đành thừa nhận do muốn kết hôn với người tình, mà người tình lại thấy hai đứa trẻ này đáng ghét, nên đã xảy ra ác tâm tự tay giết hai đứa con chính mình đẻ ra.
Vụ án này đã cổ vũ Aochitixi, ông đã đem các kết quả nghiên cứu của mình viết luôn thành một cuốn sách “Môn học nghiên cứu các vết ngón tay” để xuất bản. Còn cảnh sát Ackhanghen cũng bắt đầu chính thức dùng vết ngón tay để giám định và phân biệt nhân thân nhằm mục đích phá các vụ án.
Về sau những phương pháp này được cảnh sát khắp nơi trên thế giới áp dụng một cách phổ biến để phá các vụ án. Ngành nghiên cứu dấu vân tay phát triển hơn, người ta nhận thấy dấu vân tay của mọi người không giống nhau.
Hiện nay cảnh sát nhiều quốc gia đã lưu trữ vân tay của một số tội phạm trong mạng điện tử. Khi điều tra phá án, chỉ cần đem những vết ngón tay lấy được trên hiện trường so sánh với các vết ngón tay lưu trữ từ trước, thì có thể xác định được có phải là kẻ có tội nào đã tái phạm hay không?
Tại sao các quan chức ngoại giao phạm pháp ở nước ngoài có thể khôn =g bị xử tội?
Trong thế kỷ XVI, nước Anh nhờ có chủ nghĩa tư bản phát triển đã bắt đầu mở rộng thêm ra nước ngoài. Họ tổ chức nhiều chiếc tàu cướp biển, thường xuyên tập kích vào các đội tàu của Tây Ban Nha là cường quốc về hàng hải thời bấy giờ, chiếm đoạt tài sản và hàng hoá, đồng thời xâm chiếm nhiều thuộc địa của Tây Ban Nha, làm cho mâu thuẫn giữa hai nước Tây Ban Nha và Anh trở nên sâu sắc.
Năm 1584, ở nước Anh xảy ra vụ âm mưu phế truất của nữ hoàng Anh Elizabet Đệ Nhất. Đại sứ Mandacha của Tây Ban Nha tại Anh cũng tham gia vụ việc này. Sau khi âm mưu bị đập tan, những người Anh có liên quan đều bị trừng trị nghiêm khắc, song đại sứ Mandacha không bị xét xử mà chỉ bị trục xuất khỏi nước Anh. Đây là một ví dụ trong lịch sử cho thấy các quan chức ngoại giao ở nước ngoài phạm pháp mà không bị trị tội.
Phạm pháp ở nước ngoài không bị xử tội là một trong các nội dung đặc quyền dành cho các quan chức ngoại giao, vì họ là đại biểu của quốc gia hay của người đứng đầu quốc gia ấy.
Căn cứ vào nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia thì quốc gia bản địa không có quyền quản lý người đại diện hay sứ giả của quốc gia khác, vì thế không thể xử tội các nhân vật này được. Hơn nữa quan chức ngoại giao chỉ có thể giải quyết tốt các công việc ngoại giao khi nào không chịu sự can thiệp và áp lực của nước mình đến cư trú.
Các lý lẽ trên đây đã được các nước trên thế giới công nhận, vì thế các quan chức ngoại giao có thể được hưởng đặc quyền ngoại giao và quyền miễn bị xử tội, nhưng điều này không có nghĩa là họ có thể không tôn trọng pháp luật của nước khác.
Nếu như quan chức ngoại giao phạm tội thì họ có thể bị đuổi ra khỏi nước cư trú. Dù cho viên chức ngoại giao ấy không bị nước cư trú đem ra xét xử, nhưng bản thân việc phạm tội sẽ có ảnh hưởng tới quan hệ ngoại giao giữa hai nước, và do đó vẫn là một sự kiện hết sức nghiêm trọng.
Nữ hoàng nước Anh có quyền quyết định chính sách hay không? farao
Elizabet Đệ Nhị là quốc vương của nước Anh, cũng là nguyên thủ tối cao của nước Anh. Vì là nguyên thủ tối cao của quốc gia nên bà phải tham dự các hoạt động quốc vụ trong nước, nhưng sự thật cuộc đời bà rất thanh thản, tựa hồ như mọi sự vụ chính trị của quốc gia đều chẳng có gì liên quan đến bà. Vậy thì suy đến cùng phải chăng là bà không có quyền quyết định chính sách.
Trên thế giới, nước Anh là nơi cách mạng tư sản nổ ra đầu tiên. Trong cuộc cách mạng năm 1460, lần đầu tiên quyền lực quân chủ tối cao tồn tại hàng hàng năm đã thật sự phải chịu một đòn xung kích dữ dội của nhân dân. Sự kiện này được các nhà sử học coi là mở đầu cho giai đoạn lịch sử Cận đại.
Sau cuộc cách mạng này, chế độ chuyên chế phong kiến do quốc vương nước Anh đứng đầu được thay thế bằng chế độ quân chủ lập hiến. Cái gọi là chế độ quân chủ lập hiến có nghĩa là quốc vương hay hoàng đế là nguyên thủ quốc gia, nhưng quyền lực lại phải chịu sự quy định của hiến pháp và bị hạn chế ở những mức độ khác nhau.
Quyền lực của quốc vương nước Anh bao gồm các mặt vê hành chính, tư pháp, tự ngoại, quân sự… Trong những năm sau cách mạng, quyền lực này dần dần bị thu hẹp bởi Quốc hội do giai cấp tư sản hay tầng lớp quý tộc mới đứng đầu. Chẳng hạn vào tháng mười năm 1689, Quốc hội chính thức thông qua Tuyên ngôn pháp quyền quy định rằng nếu chưa được Quốc hội đồng ý, quốc vương không được cản trở hiệu lực của một điều luật nào cả.
Năm 1701, Quốc hội lại ban bố Luật kế vị quy định mọi quyền quyết định của quốc vương đều phải có chữ ký phê chuẩn của Hội đồng cơ mật. Vì thế vị quân chủ chuyên chế tưởng chừng cao nhất thiên hạ đã trở thành một công dân đặc biệt, chịu sự chế ước của pháp luật và có địa vị quyền hạn đặt bên dưới lợi ích quốc gia.
Elizabet Đệ Nhị lên ngôi vào năm 1952, bà không trực tiếp quản lý chính quyền quốc gia, mà chỉ là nhân vật tượng trưng cho nước Anh mà thôi
Tại sao Australia có tám thủ tướng?
Australia nằm ở nam bán cầu, là một lục địa rộng lớn giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Mãi đến thế kỷ XVIII, nơi này mới được các nhà thám hiểm châu Âu phát hiện, vì thế cho nên đã có nhiều dân di cư từ các nước châu Âu liên tục kéo đến lục địa này.
Vì lục điạ này có diện tích hết sức rộng lớn, dân di cư đã tập trung vào một số điạ phương để khai phá. Họ phát triển nông nghiệp, mở hầm mỏ, mở mang buôn bán, rồi dần dần hình thành các khu vực hành chính gọi là bang.
Lúc đầu các bang tồn tại độc lập, không có liên quan với nhau và đều có chính phủ riêng. Nhưng về sau, thực dân Anh tuyên bố nắm chủ quyền Australia, đưa quân đội đến cai trị sở tại, bắt nộp thuế và giở đủ trò áp bức.
Một thời gian dài dân chúng không còn chịu đựng được nữa, vì thế các bang quyết định liên hợp lại để đối phó với thực dân Anh và đi đến thành lập một chính phủ trung ương thống nhất.
Nhưng người Australia lo ngại rằng chính phủ liên hiệp trung ương này có quyền lực quá lớn, có thể hạn chế quyền độc lập của các bang, gây tổn hại cho lợi ích của họ. Vì thế họ lại đặt ra một số quy định rằng chính phủ trung ương thống nhất chỉ quản những việc lớn của toàn cõi Australia, chẳng hạn như tổ chức quân đội chống ngoại xâm, xây dựng đường sắt và với các công việc ngoại giao… còn chính phủ bang vẫn tồn tại độc lập, sản xuất nông nghiệp và buôn bán hàng hoá, mở trường quản lý giáo dục và quản lý y tế tại địa phương. Chính phủ bang được dân trong bang bầu qua tuyển cử. Việc xây dựng chính quyền trung ương phải thông qua ý kiến của chính phủ và dân các bang.
Do vậy, Australia có bảy bang, mỗi bang có một chính phủ và thủ tướng riêng của mình, cộng thêm một thủ tướng trung ương nên toàn quốc có tám thủ tướng. Đó gọi là thể chế liên bang. Trên thế giới hiện nay có nhiều quốc gia theo thể chế liên bang như Mỹ, Brazil, New Zealand, Canada…
Về Đầu Trang Go down
 

KIẾN THỨC PHỔ THÔNG!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» KIẾN THỨC PHỔ THÔNG!
» KIẾN NGHỊ KHẨN
» Windows 7 có thực sự an toàn?
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Xóm trọ 50 Phạm Như Xương :: HỌC TẬP-
[ZzDarkzZ] Nếu thấy diễn đàn bổ ích thì hãy giới thiệu cho bạn bè nữa nhé ! Và hãy click vào đây đăng ký thành viên để được hưởng đầy đủ quyền lợi ^^. Ủng hộ mình nhé.Thanks
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất